– Ai cũng biết có ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống. Nhưng ít ai biết những nguyên tắc cấu thành nên nó, để từ đó có được những biện pháp thích ứng tối ưu, giúp cuộc sống thêm tươi đẹp, thư thái.
1. Nguyên tắc hệ thống tổng thể
Quan điểm lý luận
phong thủy
là một hệ thống tổng thể. Hệ thống này lấy người làm trung tâm, bao gồm trời đất vạn vật. Các yếu tố trong hệ thống có mối tương quan, hỗ trợ cùng tồn tại, cùng nương tựa vào nhau, cùng đối lập, cùng chuyển hóa…
Chức năng của
phong thủy học
chính là nắm bắt được mối tương quan giữa các hệ thống vĩ mô, ưu việt hóa kết cấu để tìm ra được tổ hợp tốt nhất.
2. Nguyên tắc “Nhập gia tùy tục”
“Nhập gia tùy tục” ý chỉ vận dụng sao cho phù hợp, căn cứ vào tính khách quan của môi trường để lựa chọn phương thức sống theo lẽ tự nhiên. Căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng cách thức phù hợp, sao cho cả người và vạn vật đều thuận lẽ tự nhiên, trở về tự nhiên, trở về với bản chất thực, thiên nhân hòa làm một. Đây chính là chân lý của phong thủy học.
3. Nguyên tắc “Gối sơn đạp thủy”
“Gối sơn đạp thủy” là một trong những nguyên tắc cơ bản của phong thủy. Sơn thể là khung xương của mặt đất. Thủy vực là cội nguồn của sự sống của vạn vật, không có nước, con người cũng không thể tồn tại. Địa thế mà phía sau tựa núi, phía trước hướng thủy được coi là đắc địa, cát tường trong phong thủy.
4. Nguyên tắc quan sát hình thế
Hệ thống phong thủy học
, quan sát hình và thế, xem xét từ hình thế lớn tới nhỏ, phán đoán những yếu tố ảnh hưởng như nguồn nước, khí hậu, khoáng sản, địa chất… đều có thể đoán biết phần nào sự hung cát về mặt phong thủy. Chỉ có hình thế tốt thì trạch địa mới cát lành, mới tạo ra nguồn năng lượng phong thủy tích cực.
5. Nguyên tắc kiểm nghiệm địa chất
Quan điểm phong thủy đặc biệt coi trọng về địa chất vì cho rằng địa chất quyết định thể chất. Con người sinh sống ở nơi có phong thủy tốt ắt sức khỏe và tài lộc được bình an, yên ổn.
6. Nguyên tắc phân tích thủy chất
Mỗi vùng đất khác nhau thì nguồn nước cũng chứa những nguyên tố vi lượng và hợp chất khác nhau, có loại gây bệnh nhưng có cũng loại chữa được bệnh.
Nước lại là nguồn sống của vạn vật. Vậy nên, việc phân tích và xem xét thủy chất (chất lượng nước) cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc lựa chọn nơi sinh sống phù hợp, tốt về phong thủy.
7. Nguyên tắc “Tọa Bắc hướng Nam”
Địa thế đất, nhà ở tọa Bắc hướng Nam là một trong những nguyên tắc lý luận phong thủy truyền thống. Người xưa coi Bắc là âm, Nam là dương, nơi có phong thủy tốt là phải hòa hợp về âm dương.
Hướng Nam lại có nhiều thảo mộc sinh sôi, dương khí đầy đủ, được coi là hướng mang tới nguồn khí mát mẻ và sự thịnh vượng.
8. Nguyên tắc cân bằng trung tâm
Chọn thế đất, nhà ở phải chọn nơi cân xứng, không thiên lệch, không to không nhỏ, không cao không thấp… sẽ thu hút được nguồn năng lượng phong thủy tích cực, mang tới nhiều cát lành.
9. Nguyên tắc “Thuận thừa sinh khí”
Khí là căn nguyên của vạn vật, là hình thái biểu hiện của sự sống.
cũng được sinh ra từ nguồn khí, con người có nguồn sinh khí, cỏ cây sống được nhờ sinh khí… tất cả có khí thì sinh, vô khí thì tử.
10. Nguyên tắc cải tạo phong thủy
Mục đích con người nhận biết được thế giới là để cải tạo thế giới, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Chỉ khi cải tạo được môi trường, con người mới thực sự được sinh sống trong điều kiện tốt nhất. Cải tạo phong thủy cũng chính là tạo ra những nguồn năng lượng tốt, giúp cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.
Việt Hoàng