Theo quan niệm dân gian vẫn thường nói: “Lễ Phật cả năm không bằng cúng rằm tháng Giêng” điều đó đã nói nên ý nghĩa ngày lễ cúng đầu tiên của năm quan trọng như thế nào.
Vậy nguồn gốc của ngày rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ đâu?
Truyền thuyết có kể lại rằng:
Xưa kia, từ trên thiên đình có một con thiên nga đã bị bắn chết dưới cung tên của một người thợ săn khi bay xuống hạ giới. Ngọc Hoàng biết tin đã sai quân lính trên thiên đình xuống thiêu đốt tất sinh vật dưới hạ giới vào đúng ngày 15 của tháng 1 nhằm trả thù cho thiên nga.
Tuy nhiên, có rất nhiều vị thần không đồng tình với quyết định của Ngọc Hoàng vì như vậy hơi nặng tay. Họ đã xuống hạ giới bày kế cho dân chúng rằng hãy bắn pháo hoa và treo đèn lồng trước cửa để Ngọc Hoàng trên thiên đình khi nhìn xuống sẽ tưởng rằng dưới hạ giới đang bị phóng hỏa. Thế là loài người đã thoát được kiếp nạn bị diệt vong.
Ngày nay, rằm Tháng Giêng còn có tên gọi khác là tết Nguyên Tiêu tức là ngày rằm đầu tiên của tháng đầu tiên trong năm mới Âm lịch. Vì đây là một ngày quan trọng đối với đời sống tâm linh người dân Việt nên thường họ sẽ đi lễ chùa để cúng Phật, gia tiên và cầu mọng cho bản thân, gia đình có một năm mới bình an, sung túc.
Giờ nào tốt nhất để cúng rằm tháng Giêng?
Vì ngày
là ngày 15 tháng Giêng Âm lịch nên mọi người sẽ cúng vào đúng ngày đó.
Ông cha ta từ xưa luôn chọn giờ thật “chuẩn” để làm lễ cúng đó là từ 11 giờ đến 13 h của ngày rằm (hay còn được gọi là giờ Ngọ). Bởi đây là thời gian Phật giáng lâm nên vào ngày rằm tháng Giêng tất cả các gia đình Việt luôn coi trọng lễ cúng ở nhà.
Tuy nhiên, ngày nay, mỗi gia đình lại có những điều kiện cuộc sống khác nhau nên họ sẽ tùy biến cho việc cúng vào giờ, ngày sao cho phù hợp bởi nhiều gia đình Việt luôn quan niệm rằng việc thờ cúng quan trong nhất là cái “tâm” để tỏ lòng biết ơn, tôn kính với ông bà, tổ tiên và các vị thần thánh.
Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng.
Vì là ngày rằm đầu tiên của năm nên sẽ có những điều cần chú ý mà chúng ta nên tránh để không gặp phải những điều không tốt cho vận khí của bản thân cũng như gia đình nhà mình:
– Không làm rơi vỡ, làm hỏng các đồ đạc trong gia đình vì như vậy sẽ gây hao tổn tài phúc của gia chủ.
– Với những người có sức khỏe yếu kém thì không đến những nơi hoang vu hay mồ mả hoặc bệnh viện vì đây là những nơi có âm khí nặng.
– Những ngày này khi ra đường không nên mang theo nhiều đồ giá trị vì không may làm mất tài sản, tiền vào ngày này thì tài vận của bạn trong năm mới sẽ bị hao tổn.
– Để không bị cho đi tài khí thì vào ngày này bạn hãy kiêng không cho mượn tiền.
– Thùng đựng gạo của nhà không để lộ đáy vì như vậy sẽ giống như thùng gạo bị rỗng gia đình đói kém.
– Quần áo phải tươm tất không để rách vì theo quan niệm dân gian, nếu để quần áo bị rách thì những điều xui xẻo sẽ đeo bám bạn trong năm tới.
– Không sát sinh vào ngày rằm để tránh bị bệnh tật, suy giảm tài vận.
– Không mặc đồ có hai màu đen và trắng, nếu người mặc đồ liên quan đến hai màu này làm việc gì cũng bất thành bởi màu trắng và màu đen liên quan đến người mất.
– Theo quan niệm tâm linh, nếu vào ngày này đi câu cá thì người đó sẽ gặp hạn đen nên bạn cần kiêng không câu cá vào ngày rằm.
– Để tránh gặp rắc rối cũng như các chuyện thị phi thì bạn kiêng không nói tục, chửi bậy hay cãi vã với mọi người.
Mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng.
Mâm lễ để cúng Gia tiên: gia chủ có thể làm mâm lễ mặn hoặc chay, chuẩn bị thêm
. Và theo quan niệm, ngày Tết nguyên Tiêu trong mâm lễ phải có bánh trôi (hay còn gọi là chè trôi nước) có ý nghĩa rằng mọi việc trong năm mới sẽ trôi chảy, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió.
Mâm lễ cúng Phật bao gồm: hương hoa, xôi, oản,… đây là mâm lễ chay và một số gia chủ là Phật tử sẽ ngồi tụng Kinh Dược sư (hay kinh Phổ Môn) trước bàn thờ để cầu cho gia đạo một năm mới bình an. Ngoài ra, gia chủ có thể dâng hương sau đó đọc văn khấn rằm tháng giêng nếu không tụng kinh được.
Với mâm lễ mặn, thông thường sẽ gồm 4 bát gồm: bát móng, bát miến, bát mọc, bát măng ninh và 6 đĩa: thịt gà (có thể thay thịt lợn), dưa muối, giò, nem thính, xôi (hay bánh chưng) và nước chấm. Ngoài ra còn một số đồ lễ khác như: hương, hoa quả, trầu cau, rượu,….
Xem thêm: